お辞儀|Cách cúi chào trong kinh doanh

Cúi chào trong kinh doanh
お辞儀

                                
Mục lục

  Giới thiệu 3 kiểu chào chính

Cúi chào là một hành động thường được bắt gặp trong xã hội Nhật Bản, từ một cuộc trò chuyện giữa những người quen đến việc chào hỏi trang trọng trong môi trường kinh doanh. Ở Nhật Bản, cúi chào được sử dụng theo nhiều cách. Cúi đầu, bao gồm các ý nghĩa như biết ơn, yêu cầu, chúc mừng và xin lỗi người khác,... Cúi chào được coi là một thường thức trong xã hội Nhật, từ trẻ em đến người lớn đều phải tiếp thu và thực hiện được.

Là một thành viên của tổ chức, những hành động và lời nói sẽ đại diện cho bộ mặt của công ty. Thực hiện cúi chào đúng sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt từ đồng nghiệp, khách hàng người Nhật. Nếu thực hiện cúi chào qua loa cho có thì ngược lại làm cho đối phương có cảm giác khó chịu.

Trong môi trường kinh doanh, có 3 kiểu cúi chào chính là Eshaku, Keirei, và Saikeirei. Cúi chào càng sâu thì càng thể hiện sự trang trọng của hành động. Hãy cũng Kyouikusouken tìm hiểu về "cúi chào" đúng khi đi làm tại doanh nghiệp Nhật nhé.

  Eshaku _「会釈」

Đầu tiên là kiểu chào Eshaku (会釈) – Kiểu khẽ cúi chào. Dùng cúi đầu chào đồng nghiệp và bạn bè, người quen trong sinh hoạt hàng ngày. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây.

Những cụm từ thường được sử dụng khi thực hiện kiểu chào Eshaku:
「お疲れ様です」
「おはようございます」

  Keirei_「敬礼」

Tiếp theo kiểu chào Keirei (敬礼) – Chào trang trọng. Là kiểu cúi đầu trang trọng để giữ tư thế đứng, với đầu cúi xuống một góc khoảng 30 độ. Thông thường, nó có nghĩa là tri ân và chào đón khách hàng, v.v., và nó cũng được thực hiện đối với người gặp lần đầu tiên. 

Những cụm từ thường được sử dụng khi chào Keirei
「お世話になっております」
「失礼致します」
「ありがとうございます」

               

  Saikeirei_「最敬礼」

Cuối cùng Saikeirei (最敬礼) – Kiểu cúi chào thay cho những lời chào trang trọng nhất (cúi chào gập người từ 45 độ, giữ nguyên tư thế khoảng 3 giây hoặc hơn) là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng, hoặc thay cho lời xin lỗi trang trọng.

Trong môi trường kinh doanh, cách cúi chào này còn được dùng thay cho "lời xin lỗi". Phương pháp chính thức là cúi đầu xuống một góc sâu hơn 45 độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 4 giây. Cúi đầu càng lâu thì càng thể hiện sự trang trọng và nghiêm túc nhận lỗi của người thực hiện. Cách chào này được thực hiện khi công ty xin lỗi khách hàng khi họ phạm phải một sai lầm nghiêm trọng.

Những cụm từ thường được sử dụng khi chào Saikeirei
「(誠に)ありがとうございます」
「(誠に)申し訳ございません」

               

  Cách cúi chào cụ thể

 Động tác tay
Động tác tay khi thực hiện cúi chào sẽ khác nhau tùy theo việc bạn thực hiện cúi chào trong lúc đứng hay ngồi.
Đối với nữ: khi thực hiện cúi chào thì bàn tay duỗi thẳng, tay trái để xếp trên tay phải và đặt hai tay gần rốn.
Đối với nam giới thì tay duỗi thẳng theo hai bên thân. Nếu vòng tay trước bụng thì nắm nhẹ tay phải và dùng tay trái đặt lên trên tay phải.

 Động tác chân
Đối với nữ thì hai chân khép và đặt song song.
Đối với nam thì gót chân chạm nhau, mũi chân mở tạo một góc có thể để vừa 1,5 nắm tay.

 Hành động và lời nói khi thực hiện cúi chào
Không có quy định đúng sai về việc nói trước khi chào hay vừa nói vừa cúi chào. Thường thì nhiều người sẽ vừa nói vừa cúi chào, nhưng để thể hiện sự trang trọng và thành ý thì tốt nhất nên nói xong mới thực hiện động tác cúi chào.

 Cách cúi chào
Về cơ bản, khi thực hiện cúi chào thì lưng phải thẳng (từ thắt lưng tới đỉnh đầu), không cong chân, hít vào khi cúi đầu xuống và thở ra khi quay trở lại.
Trước khi cúi chào, mắt nhìn thẳng người đối diện. Khi gập người xuống có thể nhắm mắt hoặc không. Nhưng khi ngẩng lên thì phải nhìn người đối diện. Biểu cảm của bạn nên phù hợp với từng trường hợp. Khi lần đầu gặp một ai đó, thì chào xong nên mỉm cười thân thiện; còn khi cúi chào xin lỗi thì nên thể hiện sự trang trọng và biểu cảm hối hận.

➤ Khi gập người bạn có thể nhẩm đếm trong đầu theo nhịp
Nhịp 1: gập người nhanh
Nhịp 2: dừng lại một nhịp (tùy vào việc thể hiện lời cảm ơn hay xin lỗi thì thời gian dừng ở nhịp 2 sẽ nhanh hay chậm)
Nhịp 3: từ từ trở lại trạng thái thẳng người

Lưu ý không nên bật người dậy quá nhanh sẽ làm cho bạn trong giống con lật đật. Điều này sẽ gây phản cảm cho người đối diện.

Trên đây là những điều cơ bản khi thực hiện hành động cúi chào. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa ứng xử thương mại qua các cách sau:
Chương trình E-learning EduOsaka (tư liệu học tập phong phú có thể áp dụng ngay vào công việc)
③ Theo dõi SNS (Facebook & Instagram) để tìm hiểu những kỹ năng cần thiết làm việc trong doanh nghiệp Nhật.