LƯU Ý KHI "CHÀO HỎI" TRONG TIẾNG NHẬT|BẮT ĐẦU BẰNG O・A・Si・Su

Từ khi còn nhỏ, chắc hẳn bạn đã được dạy về tầm quan trọng của “lời chào” qua trường lớp và những người lớn xung quanh. Chào hỏi đúng cách và đúng thời điểm sẽ tạo ấn tượng tốt cho người đối diện. Ấn tượng tốt là nền tảng cơ bản để hình thành mối quan hệ tốt. 


  Giới thiệu về lời chào

Lời chào rất quan trọng đối với những người đang đi làm. Vậy tại sao lời chào lại quan trọng? Chào hỏi đúng cách là một văn hóa ứng xử mà người đi làm cần phải thực hiện được. Khi bạn bắt đầu đi làm, bạn sẽ tiếp xúc với không chỉ một số người nhất định mà còn với một số lượng không xác định. Bằng cách chào hỏi, bạn sẽ làm cho người đối diện "phát hiện" ra sự có mặt của bạn, và cũng qua chào hỏi bạn có thể mở lòng với đối phương, đây sẽ là cơ hội tốt để giao tiếp và trò chuyện.

Trong doanh nghiệp Nhật, nhiều nhà quản lý sẽ đánh giá nhân viên của họ thông qua ấn tượng ban đầu. Nếu là một nhân viên mới vào làm chưa biết việc thì ít nhất bạn cũng phải thực hiện tốt việc chào hỏi. Đặc biệt, việc chào hỏi phải xuất phát từ bản thân bạn trước chứ không phải chờ người khác nhắc nhở hoặc để đối phương chào rồi bạn mới chào lại. 

  Điều cần lưu ý khi chào hỏi

Để có được lời chào hỏi mang ấn tượng tốt, chúng ta hãy chú ý đến "tư thế", "chất giọng" và "biểu hiện gương mặt".

・Tư thế: cần thoải mái, năng động, không nên chào buổi sáng với tư thế ủ rũ như vừa mới dậy. 
・Chất giọng: hãy nói chuyện với một giọng nói tươi sáng, rõ ràng. Tránh chào hỏi lí nhí vì nếu nói quá nhỏ thì sẽ có thể đối phương sẽ không nghe thấy bạn nói gì. 
・Biểu hiện trên gương mặt: khi chào hoặc trả lời, hãy nhìn vào mắt người kia và lưu ý đến nụ cười của bạn. Nếu không giỏi cười, việc nâng khóe miệng lên sẽ giúp biểu hiện của bạn tự nhiên hơn.

Ở Nhật đã từng có "phong trào O・A・Si・Su", đây là cụm từ ghép của những lời chào cơ bản trong tiếng Nhật. 

O    trong「はようございます」hay「疲れ様です」
A  trong「りがとうございます」
Si   trong「つれいします」
Su  trong「みません」

Khi chào hỏi hoặc phản hồi, sử dụng từ ngữ "tích cực" sẽ mang lại ấn tượng tốt hơn. Vậy, từ ngữ tích cực là như thế nào?
Giả sử khi bạn được mời ngồi thì bạn có thể nói「ありがとうございます」hoặc
「すみません」. Trong trường hợp này, bạn nói「すみません」vẫn đúng, nhưng Kyouikusouken khuyến khích bạn nên trả lời「ありがとうございます」để mang đến không khí vui vẻ và tích cực hơn cho cả bạn và người nghe.
Những trường hợp có thể sử dụng lời cảm ơn thay cho xin lỗi:

Khi được người khác chỉ ra lỗi sai
Khi nhận được sự quan tâm
Khi từ chối lời mời



Trên đây là những lưu ý khi chào hỏi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa ứng xử thương mại qua các cách sau:
① Chương trình E-learning EduOsaka (tư liệu học tập phong phú có thể áp dụng ngay vào công việc)
③ Theo dõi SNS (Facebook & Instagram) để tìm hiểu những kỹ năng cần thiết làm việc trong doanh nghiệp Nhật.