Đào tạo nhân viên Việt Nam theo cấp bậc

☆☆日本語版☆☆

Kyouikusouken xin giới thiệu chương trình "đào tạo theo cấp bậc" cho các công ty Nhật Bản có chi nhánh tại Việt Nam.

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI

Đào tạo nhân viên mới giống như tên gọi, thực hiện chương trình đào tạo nhân viên mới vào công ty. 

Đối tượng đào tạo:

➤Nhân viên mới vừa vào công ty
➤Người nhận đã nhận quyết định tuyển dụng
➤Nhân viên đang làm việc

Mục tiêu ① Với tư cách là nhân viên của tổ chức, thành viên của xã hội, cần có định hướng phát triển và ý thức như thế nào.

Mục tiêu ② Tìm hiểu những văn hóa ứng xử cơ bản trong kinh doanh là gì.

Mục tiêu ③ Học những kiến ​​thức cơ bản về tiếng Nhật thương mại cần thiết cho công việc.

<Mấu chốt> Là nhân viên của một công ty Nhật Bản, đầu tiên nhân viên Việt cần tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật. Văn hóa Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức hoạt động của các công ty Nhật Bản. Nếu không biết cách suy nghĩ của người Nhật thì ngay cả những hướng dẫn, chỉ thị đơn giản cũng sẽ khiến bạn băn khoăn. "Đào tạo đầu vào" là rất quan trọng để làm cho mọi người nhận ra rằng điều hiển nhiên như các kỹ năng: "tuân thủ thời gian", "phản hồi", "báo cáo" là cần thiết để hoàn thành công việc. Đặc biệt đối với nhân viên đang làm việc tại công ty, việc tham gia khóa học rất cần thiết để điều chỉnh đúng và nâng cao nhận thức.

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN NÒNG CỐT

Khóa đào tạo dành cho những nhân viên đã học và thực hiện được một số lượng công việc nhất định trong vài năm sau khi gia nhập công ty. Vì việc tiếp nhận người chính thức hằng năm ở việc năm diễn ra sớm tại các cơ sở ở Việt Nam, nên chúng tôi đề xuất thực hiện đào tạo vào khoảng thời gian năm thứ hai đến năm thứ ba. Bằng cách tiến hành đào tạo khi họ đã quen với công việc và đưa ra bước phát triển tiếp theo sẽ có hiệu quả trong việc hạn chế vấn đề nghỉ việc sớm của người Việt Nam.

Đối tượng đào tạo:nhân viên làm việc tại công ty từ 2~3 năm

Mục tiêu ① Một lần nữa học cách để tiến hành công việc tại doanh nghiệp Nhật. Cung cấp cơ hội nhìn nhận và cải thiện công việc của bản thân nhân viên.

Mục tiêu ② Tìm hiểu cơ bản về tư duy logic, cơ sở cần thiết cho kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mục tiêu ③ Tăng vốn từ vựng tiếng Nhật thương mại và nâng cao kỹ năng giao tiếp giúp nhân viên công hiến cho việc phát triển đội nhóm.

<Mấu chốt>Nhân viên nòng cốt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đội nhóm. Họ không chỉ làm công việc của bản thân mà còn đảm nhiệm việc đào tạo cấp dưới, hỗ trợ cấp trên. Nên nhân viên nòng cốt cần phải mở rộng tầm nhìn để đóng góp cho dội nhóm. Người Việt Nam nhìn chung không giỏi trong việc suy nghĩ và diễn đạt một cách logic. Để giải quyết vấn đề thì tư duy logic là không thể thiếu, và cần tăng vốn từ vựng tiếng Nhật thương mại được diễn đạt logic. Bằng cách tăng vốn từ vựng, bạn có thể hiểu sâu sắc hơn về tổ chức và có thể mong đợi việc cải thiện sự gắn bó với công ty của nhân viên.

ĐÀO TẠO CẤP QUẢN LÝ

Đào tạo quản lý là việc phải thực hiện để đào tạo nhân viên trở thành quản lý theo nghĩa đen. Nhiều công ty coi đây là hoạt động đào tạo để thăng chức lên các vị trí quản lý và lấy đó làm cơ sở để quyết định có hay không đề bạt lên các vị trí quản lý dựa trên các báo cáo sau khóa đào tạo. Không chỉ là những kỹ năng đơn giản, một trong những điểm mạnh của đào tạo là cần học phương pháp quản lý theo phong cách Nhật.

Đối tượng đào tạo: nhân viên được kỳ vọng sẽ trở thành quản lý hoặc bản thân nhân viên mong muốn được trở thành quản lý.

Mục tiêu ① Có được các kỹ năng cần thiết để nâng cao sức mạnh tổ chức

Mục tiêu ② Tìm hiểu những điều cơ bản về hình thành tầm nhìn để suy nghĩ về kinh doanh từ góc độ quản lý

Mục tiêu ③ Nghiên cứu điển hình về quản lý theo phong cách Nhật Bản

<Mấu chốt>Người giữ chức vụ quản lý cần xem xét toàn bộ tổ chức. Các quản lý tại chi nhánh Việt Nam phải tiên phong hành động và tư vấn cho nhà quản lý Nhật Bản với tư cách là con người ở đất nước của họ. Và trên hết, cần tìm hiểu về cách quản lý của các công ty Nhật Bản vì sự tương tác với công ty mẹ tại Nhật sẽ tăng lên.

TÓM TẮT

Đào tạo dựa trên cấp bậc là một chương trình đào tạo nhân viên cơ bản được thực hiện bởi nhiều công ty Nhật Bản. Ý tưởng phân chia theo năm thoạt nghe có vẻ lỗi thời nhưng có thể nói nó đã phát huy tác dụng từ rất lâu. Có ý nghĩa đối với những người trẻ tuổi khi củng cố nền tảng của họ, rèn cho họ kỹ năng vượt qua rào cản khi họ làm quen với công việc và để các nhà quản lý học hỏi các kỹ năng quản lý theo định hướng và tư duy quản lý tiên tiến cho chính mình.

Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng "học hỏi" dẫn đến sự trưởng thành của bản thân. Cùng với mong muốn phát triển của nhân viên Việt Nam hãy làm xây dựng nền tảng phát triển chi nhánh của công ty một cách vững mạnh.

Vui lòng liên hệ với để được tư vấn chi tiết.

Hỗ trợ tiếng Việt: uyen@powerweb.co.jp (Ms. Uyên)
Hỗ trợ tiếng Nhật: osaka@powerweb.co.jp (Ms. 大坂)