CĂNG THẲNG KHI LÀM VIỆC, NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG


Theo khỏa sát của Bộ Y tế, lao động và Phúc lợi Nhật, có khoảng 58% người cảm thấy căng thẳng trong công việc và cuộc sống (số liệu năm 2021). Nói cách khác, kết quả cho thấy hơn một nửa số người cảm thấy căng thẳng.
Nếu bạn đang phải vật lộn với căng thẳng trong công việc, thì hãy cùng Kyouikusouken tìm hiểu cách để nhận biết căng thẳng, nguyên nhân và cách giảm căng thẳng trong công việc nhé.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC

Mức độ căng thẳng phụ thuộc vào loại công việc và tính cách của từng người. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi làm việc, hãy tìm hiểu nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến căng thẳng nhé.

1. MỐI QUAN HỆ NƠI LÀM VIỆC

Nếu bạn dành nhiều thời gian ở nơi làm việc và các mối quan hệ trong công việc không tốt, bạn sẽ cảm thấy khó khăn đi bước vào công ty.
Ở nơi làm việc là những mối quan hệ giữa cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới,... và để duy trì mối quan hệ tốt đẹp không phải là điều dễ dàng. Nhiều người cảm thấy căng thẳng vì các mối quan hệ của họ trong công việc.
Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong các mối quan hệ ở nơi làm việc.
・Giao tiếp không tốt hoặc thiếu giao tiếp
Giao tiếp không tốt hoặc thiếu giao tiếp là một trong những nguyên nhân chính làm xấu đi các mối quan hệ ở nơi làm việc.
Nếu ít giao tiếp hoặc giao tiếp không tốt, sẽ dễ dàng phát sinh những hiểu lầm giữa người và người và gây ra mối quan hệ xấu dần. Do không giao tiếp trong công việc sẽ dễ dẫn đến những sơ suất khi làm việc.
Để hạn chế những rắc rối và giúp công việc suôn sẻ hơn, cần giữ thói quen giao tiếp hằng ngày với đồng nghiệp, cấp trên.
・Giá trị quan khác nhau
Giá trị quan của mỗi người được hình thành từ giai đoạn khởi đầu ra đời, ảnh hưởng của gia đình và xã hội, và bao gồm cả những kinh nghiệm mà mỗi người đã từng trải qua. Trong giao tiếp, khi giá trị quan của hai người quá khác nhau sẽ rất dễ dẫn đến mâu thuẫn, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng khi giao tiếp.
Khi giao tiếp, bên nghe và bên nói cần có sự thống nhất về góc nhìn và kiến thức nền tảng.
・Công việc quá bận do thiếu nhân lực
Trong đại dịch Covid vừa qua, hầu hết các công ty thực hiện cắt giảm nhân sự, vì vậy khối lượng công việc của các nhân viên sẽ tăng lên rất nhiều. Vì công việc tăng lên, nên hầu hết mọi người không có thời gian để trò chuyện giao tiếp với nhau, dẫn đến sự căng thẳng ở nơi làm việc.

2. LƯƠNG THƯỞNG KHÔNG NHƯ MONG ĐỢI

Lương thưởng là một động lực tuyệt vời trong làm việc.
Cảm thấy rằng bạn không được trả tiền cho công việc bạn được giao có thể là một nguồn căng thẳng.
Mặt khác, nếu bạn nhận được mức lương cao, nó sẽ là một phần thưởng xứng đáng và bạn sẽ muốn làm việc chăm chỉ trở lại.
Tuy nhiên, nếu bạn là nhân viên công ty, bạn không thể mong đợi việc tăng lương đột biến. Nếu bạn có thể mong đợi mức lương thấp trong thời gian dài, động lực làm việc của bạn cũng sẽ đi xuống.

3. GIỜ LÀM VIỆC DÀI

Một nơi làm việc quá bận rộn và yêu cầu làm thêm giờ hàng ngày hoặc được yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng.
Vì thời gian làm việc quá dài, không có thời gian cho bản thân và căng thẳng ngày càng tích tụ.
Nếu bạn tiếp tục bận rộn với công việc, có nguy cơ tinh thần và thể chất của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, bạn sẽ dần ngại đi làm.
Để cải thiện, bạn cần có ý thức quý trọng thời gian của mình, chẳng hạn như: nghỉ ngơi đầy đủ vào ngày nghỉ, nâng cao chất lượng đời sống riêng tư,...

4. ÁP LỰC THÀNH TÍCH

Nếu bạn làm công việc có chỉ tiêu KPI cao hoặc, nơi làm việc có hạn ngạch eo hẹp, bạn có xu hướng quá tải với công việc hàng ngày.
Nếu bạn cảm thấy áp lực hơn mức cần thiết trong công việc, bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng. Và nếu hạn ngạch tương đối có thể đạt được, nó có thể thúc đẩy bạn làm việc. 
Tuy nhiên, áp lực sẽ tăng lên khi bạn bị áp đặt những hạn ngạch không thể thực hiện được.

5. KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỐT

"Tôi nghĩ rằng tôi đang làm việc chăm chỉ, nhưng tôi không nhận được sự công nhận như mong muốn."
Đặc biệt, nếu bạn rơi vào tình huống “chỉ có những đồng nghiệp xung quanh được đánh giá cao”, căng thẳng sẽ càng tăng lên.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vẫn còn chỗ để cải thiện nếu xác định được nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta không được đánh giá như mong đời của bản thân. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bản thân thì chúng ta có thể thay đổi để nhận được những đánh giá tích cực hơn.
Tuy nhiên, có thể có trường hợp lý do không được đánh giá là công ty hoặc sếp. Nếu bạn không thể thay đổi tình hình cho dù bạn cố gắng thế nào, bạn có thể cân nhắc đến chuyển việc.

6. TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ

Được giao phó một công việc có trách nhiệm sẽ có những giá trị như dẫn đến sự phát triển.
Mặt khác, nếu bạn phải gánh quá nhiều trách nhiệm, nó sẽ trở nên mệt mỏi về mặt tinh thần .
Đặc biệt với những người có tinh thần trách nhiệm và tính cách nghiêm túc, trách nhiệm sẽ tạo áp lực cho bản thân và gây ra căng thẳng.
Tùy người, việc được giao phó trách nhiệm nặng nề có thể bị nhìn nhận một cách tiêu cực.
Tuy nhiên, các công ty chỉ giao phó công việc có trách nhiệm cho những người mà họ tin tưởng.
Và có rất nhiều lợi ích khi được giao phó trách nhiệm, để giúp bạn suy nghĩ tích cực, chúng ta hãy xem xét lợi ích và trách nhiệm được giao phó nhé.

7. LO LẮNG VỀ TƯƠNG LAI

Hiện nay AI và robot đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có rất nhiều người băn khoăn như “tôi có thể tiếp tục công việc này trong bao lâu?"
Trong thế giới ngày nay, nhiều người đang mơ hồ lo lắng về công việc và tiền bạc trong tương lai của họ. Một số người lo lắng về tương lai đến nỗi họ không thể thể hiện được khả năng của mình như mong muốn mặc dù họ vẫn tiếp tục làm việc tại công ty. 

TÓM TẮT

Căng thẳng là một vấn đề rất quen thuộc đối với hầu hết chúng ta, hơn 60% mọi người đều cảm thấy như vậy. 
Để hạn chế căng thẳng và tận hưởng công việc, cuộc sống một cách tích cực. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng trong công việc và có biện pháp xử lý phù hợp.
Quá nhiều căng thẳng có thể tàn phá tâm trí và cơ thể của bạn. Hãy xem xét những điều cần làm khi căng thẳng trong công việc đạt đến giới hạn trước khi nó trở nên không thể cứu vãn.

Người lao động có quyền nghỉ ngơi.
Nếu bạn cảm thấy kiệt quệ về tinh thần và thể chất, hãy cho mình một kỳ nghỉ dài. 
Nếu bạn tiếp tục làm việc một cách miễn cưỡng, các triệu chứng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn, và trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn thậm chí có thể phát triển thành trầm cảm.

Trên đây, Kyouikusouken đã giới thiệu về một số nguyên nhân thường dẫn đến căng thẳng khi chúng ta đi làm. Nếu bạn đang trong tình trạng căng thẳng, hãy xem xét các nguyên nhân hình thành nên căng thẳng và tìm cách để giảm bớt cảm giác căng thẳng, tận hưởng cuộc sống và công việc nhé.