NGHỈ VIỆC!? BẠN CÓ ĐANG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhật rất đau đầu với tình trạng nhân viên người nước ngoài nghỉ việc sau một khoảng thời gian làm việc ngắn. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số lý do mà nhiều bạn trẻ hiện nay ra quyết định nghỉ việc nhanh chóng và điểm qua một số giải pháp nhé.

Chắc hẳn có khá nhiều người đã từng có một trong những suy nghĩ như sau:
"Tôi muốn nghỉ việc vì tôi không thể làm tốt công việc của mình"
"Tôi có gặp vấn đề với cấp trên (đồng nghiệp, khách hàng,...)"
......
Hãy thử tìm hiểu sâu lý do dẫn đến những suy nghĩ trên và khiến cho bạn nhanh chóng đưa ra quyết định nghĩ việc.

1.TÔI KHÔNG THỂ LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH?!

Đầu tiên, nếu bạn nói rằng "tôi muốn nghỉ việc vì tôi không thể làm tốt công việc được giao và sẽ làm ảnh hưởng tới người khác", liệu nghỉ công việc hiện tại có thực sự ổn không?
Nếu bạn đang rất lo lắng về việc nghỉ việc vì bạn không thể làm tốt việc, hãy tránh quyết định nghỉ việc chỉ vì lý do "lo lắng quá nhiều". Có phải đang bạn cảm thấy thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mình không? 
Những nhóm người sau thường có suy nghĩ thiếu tự tin về công việc họ đang đảm nhiệm.

・Những người mới bắt đầu  đi làm tại doanh nghiệp

Một trong những đặc điểm của những người nghĩ rằng họ không thể làm được việc của mình là một người vừa mới gia nhập công ty. Lý do lớn nhất là bạn chưa thể làm việc hiệu quả vì mới gia nhập công ty. 
Có những trường hợp các bạn so sánh hiệu suất làm việc với đàn anh, đàn chị của mình và cho rằng "hiệu suất làm việc chưa tốt" = "không có khả năng làm việc hay tệ hơn là đưa ra quyết định tôi không phù hợp với công việc này". 
Vì vậy, điều quan trọng đối với những bạn mới vào công ty là hãy chấp nhận rằng bản thân sẽ chậm một thời gian đầu (thời gian chưa quen việc) và hãy sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hãy tận dụng thời gian đầu khi bạn mới vào công ty để "sai" và "học hỏi", vì nếu thâm niên của bạn càng tăng, thì quyền "được sai" và "được hỏi" sẽ không còn nữa. Đừng ngại khi bị người khác chỉ ra lỗi sai của mình, ai cũng đã từng mắc lỗi và bạn cũng vậy. Hãy bình tĩnh nhìn nhận lại những lỗi sai và cố gắng khắc phục cho tốt hơn.

・Những người vừa học một việc mới

Những người mới bắt đầu một công việc mới thường cho rằng họ không có khả năng làm việc đó.
Điều này là do khi bạn được giao phó một công việc mà chưa bao giờ làm trước đây, ngay cả một va vấp nhỏ nhất trong công việc cũng khiến bạn nghĩ “Tôi không thể làm công việc này và tôi muốn bỏ việc”. Ngay cả người phụ trách bộ phận hoặc sếp của bạn cũng sẽ không thể làm tốt công việc mới ngay từ đầu, và mọi người đều gặp phải những khó khăn khi bắt đầu một nhiệm vụ công việc mới. 
Hãy nhớ rằng từ không biết gì cho đến thành thạo và giỏi một việc gì đó cần một quá trình "học + làm" liên tục trong một thời gian dài. Vì vậy đừng nản lòng chỉ vì công việc đó mới mẻ với bạn. Rất nhiều người đã làm được và bạn cũng sẽ làm được nếu kiên trì đến cùng.

2. TÔI GẶP VẤN ĐỀ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

                                               

Cho dù bạn làm việc trong bất cứ môi trường nào đi nữa, thì các vấn đề phát sinh giữa người và người sẽ luôn xảy ra. Và không phải lúc nào các mối quan hệ này cũng trong trạng thái tốt đẹp. Nếu bạn đang cảm thấy mối quan hệ với của bạn với một người nào đó đang trở nên không tốt, bước hợp lý đầu tiên là nhìn vào bên trong và đánh giá hành vi của chính bạn.  
Những câu hỏi như "tôi đã ngừng nỗ lực hết sức cho công việc của mình chưa?", "hành động của tôi đã ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh?",... Hãy đứng trên lập trường của chính bạn và cả lập trường của đối phương để suy nghĩ. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cách hành xử của chính mình khi đứng trên lập trường của đối phương thì khả năng cách làm của bạn đã vi phạm đến quyền lợi của họ. Hãy nhớ rằng trong công việc, mọi người cùng nhau làm việc, cùng nhau nhận được lợi ích mà công việc, công ty mang lại. Nên hãy thật công tâm để đánh giá bản thân nhé. 
Nếu sau khi xem xét nội tâm trung thực, bạn kết luận rằng hành vi của mình không phải là nguyên nhân của vấn đề, thì đây là một số chiến lược bạn có thể cân nhắc:

Làm tốt công việc của bạn

Trước khi thực hiện bất cứ hành động quyết liệt nào, hãy cân nhắc xem bạn có thể làm gì để xoay chuyển tình thế. Làm việc chăm chỉ, loại bỏ phiền nhiễu và tập trung, cam kết mang lại những kết quả tốt nhất cho bất cứ điều gì bạn đang làm. Bạn có thể khẳng định bản thân cũng như giúp đồng nghiệp, cấp trên thấy thấy được khả năng của bạn thông qua thái độ và kết quả công việc. 

Nói chuyện thẳng thắn với người quản lý của bạn

Hỏi về những gì bạn có thể làm để cải thiện tình hình của mình. Yêu cầu một cuộc họp trực tiếp với người quản lý của bạn. Đưa ra các ví dụ về các tình huống tiêu cực mà bạn đang gặp phải và chúng khiến bạn cảm thấy như thế nào. Điều này cho phép người quản lý của bạn đánh giá hành động của chính họ và tìm ra giải pháp phù hợp với mọi người.

Quản lý cảm xúc của bạn

Điều chúng ta nhìn thấy đầu tiên và ghi nhớ cuối cùng là cách một người phản ứng với những tình huống khó chịu. Bất kể hoàn cảnh khó khăn như thế nào, hãy cố gắng giữ một cái đầu tỉnh táo và chuyên nghiệp. Những phản ứng hung hăng thụ động như rút lui khỏi đội hoặc thậm chí âm mưu trả thù sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Và nếu bạn rời khỏi tổ chức, đừng đốt cháy cầu nối của bạn. Các tổ chức liên tục thay đổi và việc cắt đứt quan hệ có thể trở lại ám ảnh bạn sau này trong sự nghiệp của mình.

3. TÓM TẮT 

Kyouikusouken đã giới thiệu một số lý do khiến nhiều người đưa ra quyết định nghỉ việc một cách nhanh chóng. Nếu bạn đang phân vân về vấn đề này hay đơn giản chỉ là một suy nghĩ thoáng qua, hãy cho mình không gian đủ để bình tĩnh và dành thời gian nhìn nhận lại tình hình công việc cũng như các mối quan hệ hiện tại. Sử dụng những gợi ý trong bài để có góc nhìn và những đánh giá khách quan hơn trước khi ra quyết định nhé.