TÌM HIỂU ĐIỂM MẠNH, YẾU CỦA BẢN THÂN KHI THAM GIA SĂN VIỆC



Khi bước vào giai đoạn năm cuối đại học hoặc cao đẳng, hầu hết chúng ta sẽ lao vào tìm kiếm việc làm với những tiêu chuẩn xã hội đặt sẵn, chẳng hạn như: "ra trường là có việc làm ngay lặp tức", "làm ở công ty đa quốc gia", "lương phải cao",... Thế là rất nhiều bạn đã lao vào tìm kiếm những công việc "có vẻ là tốt" mà không nghĩ đến bản thân có phù hợp với công việc này không?". Để biết được bản thân bạn có thích và phù hợp với ngành nghề này không thì một trong những điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu tìm việc là tự nhìn nhận, phân tích và tìm hiểu điểm mạnh yếu của bản thân.

Tự nhìn nhận và phân tích bản thân là gì?

Phân tích bản thân là nhiệm vụ đầu tiên bạn phải làm trong quá trình tìm việc. Bạn có thể thường thấy từ 自己分析_tạm dịch "phân tích bản thân", khi tham gia quá trình tìm việc hoặc có những quyển sách bày bán trong nhà sách ở Nhật. Vậy "tự phân tích" chính xác là gì?
"Tự phân tích" là việc "tìm hiểu chính bản thân bạn"

Cụ thể hơn, bạn sẽ tự hỏi và tự trả lời những câu hỏi sau: 
 ▢ Điểm mạnh của bạn là gì?
 ▢ Điểm yếu của bạn là gì?
 ▢ Cho đến thời điểm hiện tại, bạn đã làm được những việc gì mà bạn cho là nổi bật?
 ▢ Những trải nghiệm nào trong quá khứ đã ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của bạn?
 ▢ Những việc gì bạn nghĩ là bạn làm tốt hoặc chỉ bạn mới có thể làm tốt?
 ▢ Theo bạn những thách thức trong tương lai của bạn sẽ là gì?

Hãy đưa ra câu trả lời khách quan và càng cụ thể càng tốt. Câu trả lời đó sẽ giúp bạn hiểu bản thân giỏi về việc gì, và từ đánh giá khách quan về “bản thân” bạn sẽ có cái biết được lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú.

Tại sao việc hiểu mình lại quan trọng?


Một số bạn tìm việc làm đã đặt câu hỏi “Phân tích bản thân thực sự cần thiết không?”. Nếu có cho mình câu hỏi này, có lẽ bạn chưa thấy được ý nghĩ thật sự của việc "hiểu mình".

Phân tích bản thân không phải là một bước để tìm kiếm việc làm. Mà việc hiểu rõ  bản thân có gì và cần gì sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời. "Hiểu mình" giúp bạn biết bạn sẽ phù hợp trong môi trường làm việc như thế nào, hiểu được điểm mạnh và yếu trong cách làm việc của bản thân, và với tính cách này bạn có thể phát triển tốt trong công ty như thế nào. "Hiểu mình" sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tương lai của chính bạn.

Tất nhiên, tự phân tích bản thân sẽ giúp bạn hiểu mình, từ đó cũng sẽ giúp người khác hiểu về bạn. Trong quá trình săn việc, hãy lựa chọn và trình bày những điểm mạnh của bạn thân sao cho phù hợp với lĩnh vực hoặc vị trí mà bạn muốn ứng tuyển vào. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm dễ dàng hơn với nhà tuyển dụng. Lưu ý rằng, không nên nói quá lên những điểm mạnh của bản thân khiến cho nó trở không thực tế. Vì người tuyển dụng bạn cũng sẽ là người cùng làm việc với bạn trong tương lai. Nếu bạn thổi phồng điểm mạnh của mình so với thực tế thì sẽ khiến cho cấp trên có sự so sánh khiến họ đánh giá không tốt về bạn. 

Hầu hết các công ty sẽ có vòng xét hồ sơ trước khi phỏng vấn bạn. Trong hàng trăm hồ sơ gửi đến để ứng tuyển vào một vị trí thì CV ấn tượng sẽ giúp bạn vượt qua vòng này. Tự phân tích sẽ giúp bạn viết CV xin việc dễ dàng và ấn tượng hơn. 

Phân tích bản thân với tư cách là một sinh viên quốc tế là gì?


Các công ty Nhật Bản tuyển dụng người nước ngoài sẽ hỏi ứng viên những câu hỏi cụ thể trong cuộc phỏng vấn. Các sinh viên quốc tế sẽ được phỏng vấn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để thu hút nhà tuyển dụng bằng cách tự phân tích từ nhiều góc độ khác nhau để có thể trả lời câu hỏi một cách rõ ràng.
Đây chỉ là một ví dụ, nhưng chúng ta hãy xem xét các điểm kiểm tra phân tích bản thân rất quan trọng đối với sinh viên quốc tế.

 ▢Tại sao bạn lại đi du học Nhật Bản?
 ▢Tại sao nó không ở một quốc gia khác?
 ▢Bạn bắt đầu quan tâm đến Nhật Bản khi nào?
 ▢Bạn thích điều gì ở du học Nhật Bản?
 ▢Tại sao bạn muốn kiếm một công việc ở Nhật Bản?
 ▢Chúng ta có thể làm gì với tư cách là nguồn nhân lực toàn cầu?
 ▢Tương lai 5, 10 và 20 năm nữa của bạn là gì?
 ▢
Sự khác biệt giữa quê hương của bạn và Nhật Bản là gì? Văn hóa, phong tục, tính cách, v.v.

Nhiều du học sinh bối rối trước những câu hỏi bất ngờ khi phỏng vấn. Hãy phân tích kỹ về bản thân. Điều quan trọng là bạn phải có một câu trả lời "hợp lý" và "thuyết phục" mà bạn muốn làm việc tại doanh nghiệp Nhật