Đối với những bạn sinh viên đang có ý định tìm việc tại doanh nghiệp Nhật
Bản thì nắm rõ quá trình xin việc là vô cùng quan trọng. Phỏng vấn là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xin việc. Phỏng vấn xin việc tại doanh nghiệp Nhật thường được thực hiện dưới nhiều hình thức.
Để sinh viên
nước ngoài thành công trong việc tìm kiếm việc làm trong một môi trường kinh doanh đặc
biệt của Nhật Bản, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu các cách phỏng vấn thường
được các doanh nghiệp Nhật áp dụng.
Các cuộc phỏng vấn cũng có nhiều dạng khác nhau. Hãy tìm hiểu hình thức
phỏng vấn ở Nhật Bản để có thể thể hiện tốt nguyện vọng và điểm mạnh của
bạn.
Mục lục
CÁC HÌNH THỨC PHỎNG VẤN ĐIỂN HÌNH
Phỏng vấn cá nhân
(1 sinh viên x 1 người phỏng vấn hoặc nhiều người phỏng vấn)
Sẽ có một hoặc nhiều người phỏng vấn cho mỗi ứng viên. Bạn sẽ rất dễ cảm
thấy lo lắng vì sự chú ý của người phỏng vấn đều tập trung vào một mình
bạn, nên hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bước vào buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị trước là bí quyết giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có thể thể hiện
bản thân mình tốt trước nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn nhóm
(Nhiều sinh viên x nhiều người phỏng vấn)
Đây là hình thức phỏng vấn mà nhiều sinh viên vào phòng phỏng vấn cùng một
lúc. Vì phỏng vấn nhiều người trong cùng lúc, nên thời gian để bạn tạo ấn
tượng với nhà tuyển dụng rất ngắn. Ngoài việc thể hiện tốt bản thân, việc
lắng nghe ý kiến của những người xung quanh cũng rất quan trọng. Khi bạn
có thái độ quan tâm đến ý kiến của người xung quanh, bạn có thể ghi điểm
trước nhà tuyển dụng.
Thảo luận nhóm
Một nhóm gồm nhiều người cùng thảo luận về một chủ đề. Hãy chủ động phân
chia vai trò trong nhóm và làm tốt vai trò của bạn. Việc thảo luận nhóm,
sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu bạn có lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác hay không, liệu bạn có thể bày tỏ ý kiến của riêng mình
hay không và liệu bạn có thể tổng hợp ý kiến của nhóm hay không.
Phỏng vấn kiểu thuyết trình
Đây là hình thức phỏng vấn dưới dạng một bài thuyết trình
(presentation) về chủ đề nhất định. Có nhiều chủ đề khác nhau như đề
xuất cho doanh nghiệp hoặc giới thiệu về bản thân bạn. Hãy chuẩn bị trước để có thể trình bày ý
kiến mang phong cách của riêng bạn.
NHÀ TUYỂN DỤNG SẼ ĐÁNH GIÁ Ở KHÍA CẠNH NÀO?
Ấn tượng đầu tiên, điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Ấn tượng đầu tiên như nét mặt, diện mạo tiêu chuẩn, thái độ và cách nói
chuyện là những tiêu chí quan trọng. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến “điểm mạnh” và "điểm yếu" của ứng viên. Hãy chuẩn bị thật kỹ để thể hiện
tốt "điểm mạnh" của bản thân, và sử dụng từ ngữ tích cực để nói lên điểm yếu của bạn.
[Một số câu hỏi mẫu có thể được đưa ra]
・Bạn đã làm gì khi còn là sinh viên?
・Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
・Bạn sẽ tận dụng điểm mạnh đó như thế nào?
◇Cách để nói về điểm yếu của bản thân để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng
Ví dụ: Điểm yếu của tôi là hay lo lắng.
Đặc biệt là khi nói đến những điều mới, tôi có xu hướng suy nghĩ quá nhiều về việc liệu có thiếu sót nào trước và phải làm gì nếu điều gì đó xảy ra.
→Thể hiện bạn là một người lo xa và tính trước các tình huống có thể xảy ra.
→Thể hiện bạn là một người lo xa và tính trước các tình huống có thể xảy ra.
Tôi luôn luôn kiểm tra lại mọi thứ, vì tôi nghĩ điều quan trọng là phải có trách nhiệm và cẩn thận trong bất kỳ công việc nào.
→Thể hiện rằng bạn có trách nhiệm với công việc của mình.
※ Lưu ý: hãy nói đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Không nên thổi phồng hoặc nói những việc không có trong thực tế. Vì nhà tuyển dụng vốn là những người có kinh nghiệm nên rất khó để qua mắt được họ. Nếu họ phát hiện chúng ta nói không đúng sự thật thì niềm tin của họ dành cho bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Ý muốn gia nhập công ty
Thay vì chỉ nói "tôi muốn làm việc" thì hãy truyền đạt cụ thể động cơ và
khát vọng muốn làm việc tại công ty. Nói về những đóng góp mà bản thân có thể thực hiện khi vào làm tại công ty. Tìm hiểu thật kỹ về hoạt động kinh
doanh và sản phẩm hiện có của công ty là điều vô cùng quan trọng.
[Một số câu hỏi mẫu có thể được đưa ra]
・Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của chúng tôi?
・Bạn muốn làm việc gì tại công ty của chúng tôi?
・Hãy nói về điểm mạnh mà bạn có thể sử dụng trong công việc của mình?
Có phù hợp hay không
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mong muốn của bạn và nội dung công việc có phù
hợp hay không. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ những gì bạn đã học ở
trường và những gì muốn làm tại công ty.
[Một số câu hỏi mẫu có thể được đưa ra]
・Hãy đưa ra một kế hoạch cải tiến cho doanh nghiệp của chúng tôi.
・Hãy nêu lên suy nghĩ của bạn về công ty sau 100 năm.
Tính cách của bạn
Trong khi đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau, người quản lý tuyển dụng quan
sát tính cách của bạn. Thay vì cố ép bản thân trông giống như một người xuất
sắc, điều quan trọng là bạn phải khéo léo thể hiện đúng cá tính của
mình trong cuộc phỏng vấn.
Khi tuyển dụng sinh viên nước ngoài, các công ty Nhật Bản dường như lo
lắng về khả năng thích ứng với tổ chức, khả năng giữ chân và trình độ
tiếng Nhật của họ. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các câu
hỏi để loại bỏ những lo lắng này.
[Một số câu hỏi mẫu có thể được đưa ra]
・Lý do đi du học Nhật Bản là gì?
・Tại sao bạn muốn làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản?
・Bạn sẽ làm gì nếu được phân đến khu vực/vị trí làm việc khác với nguyện
vọng của mình?
・Hãy cho chúng tôi biết tầm nhìn của bạn trong tương lai?
・Bạn muốn làm việc tại Nhật Bản trong bao lâu?
・Vui lòng hãy thể hiện về khả năng của bạn về ngôn ngữ và văn hóa Nhật
Bản.
Nhiều du học sinh bối rối trước những câu hỏi bất ngờ khi phỏng vấn.
Hãy tìm hiểu cách thức phỏng vấn và những tiêu chí mà nhà tuyển dụng
dùng để đánh giá bạn. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có câu trả lời
"hợp lý" và "thuyết phục" nhà tuyển dụng nhé
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm những điều bạn nên biết về (công ty) khi tham gia săn việc trong Sách tiếng Nhật Thương mại của Kyouikusouken.
Văn bản tiếng Nhật thương mại "Hoạt động tìm việc"
✓ Hỗ trợ tiếng Việt
✓ Bài tập thực hành
✓ Từ vựng cuối sách
Văn bản tiếng Nhật thương mại "Hoạt động tìm việc"
✓ Hỗ trợ tiếng Việt
✓ Bài tập thực hành
✓ Từ vựng cuối sách